Cây Lưỡi Hổ (Sansevieria trifasciata) được mệnh danh là cây không chết bởi khả năng sinh sôi nảy nở mạnh mẽ, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc và sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc, không ít người gặp phải tình trạng cây lưỡi hổ bị héo lá, khiến họ lo lắng và băn khoăn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và làm thế nào để khắc phục hiệu quả? Hãy cùng với Cây Xanh 60s đi sâu tìm hiểu nhé!
Đôi nét về cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ là cây gì?
Cây lưỡi hổ là một loại cây cảnh được ưa chuộng trong việc trang trí không gian sân vườn và bên trong nhà. Tên khoa học của nó là Sansevieria trifasciata, với chiều cao khoảng từ 50 đến 60 cm.
Lưỡi hổ có những đặc điểm đặc trưng như thân cây dẹt, lá mọng nước, có hình dáng sắc nhọn đáng sợ nhưng thực tế lại mềm mại và không gây xước hoặc đau khi chạm vào. Thân cây lưỡi hổ thường có màu vàng hoặc xanh từ gốc đến ngọn. Khi đến thời kỳ ra hoa, cây sẽ nở thành từng chùm hoa hướng lên từ gốc, tạo ra các quả tròn.
Lưỡi hổ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và bao gồm hơn 70 loài khác nhau như lưỡi hổ xanh, lưỡi hổ cọp, và lưỡi hổ Thái. Tuy nhiên, trong số này, lưỡi hổ cọp và lưỡi hổ Thái là hai loài phổ biến nhất hiện nay.
Đặc điểm
- Cây thân gỗ, kích thước trung bình, chiều cao dao động từ 50cm đến 5m tùy điều kiện sống. Cây trồng trong chậu thường nhỏ hơn.
- Dáng khỏe khoắn, cành lớn mọc từ thân chính, nhiều rễ phụ giúp bám chắc vào đất.
- Lá mọc từ đỉnh cây hoặc đỉnh cành, màu xanh thẫm, thuôn dài 15-20cm, nhọn đầu, cuống lá dạng bẹ ôm thân. Lá xếp thành chùm xòe ra như lông nhím.
- Hoa dạng chùm nhỏ, màu vàng nhạt. Sau khi hoa tàn, cây cho quả hình cầu, chín có màu cam nổi bật.
- Tốc độ sinh trưởng trung bình, ưa sáng nhưng chịu được bóng bán phần.
- Bộ rễ bám sâu giúp cây chịu hạn tốt, sống được trong điều kiện khô cằn.
- Nhân giống: Hạt hoặc giâm cành
Phân loại cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ tồn tại trong nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào hình dáng và chiều cao mà bạn có thể dễ dàng lựa chọn chậu phù hợp để trang trí không gian sống của mình:
Lưỡi hổ sọc
Loại cây này rất phổ biến tại Việt Nam, có sọc xen kẽ giữa màu xanh đậm và xanh nhạt. Rìa lá thường có màu vàng từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ sọc thích hợp để trồng trong nhà hoặc trang trí cho các không gian như ban công, sân vườn vì lá thường khá to có thể lên tới hơn 1m.
Lưỡi hổ vàng
Được ưa chuộng bởi dân văn phòng nhờ dễ chăm sóc và kích thước nhỏ. Khi cây lớn, lá sẽ xòe ra rất đẹp, không chỉa thẳng đứng.
Lưỡi hổ trắng
Được coi là “hoa hậu” trong các loại lưỡi hổ với màu sắc bắt mắt, mọc theo hướng xòe. Loại cây này thích hợp trang trí không gian nội thất với thiết kế sang trọng và hiện đại.
Một số loại lưỡi hổ khác
Bên cạnh các loại lưỡi hổ đã nêu trên, vẫn có những tên gọi khác mà bạn có thể tham khảo và mua như lưỡi hổ vằn xanh, lưỡi hổ Thái xanh, lưỡi hổ Thái vàng, lưỡi hổ Robusta,…
Nguyên nhân dẫn đến cây lưỡi hổ bị héo lá
Cây Lưỡi hổ nổi bật với những chiếc lá mọc thẳng đứng vững chãi, dễ dàng nhận biết khi lá cây bị héo. Khi đó, lá cây không còn xanh tươi mà chuyển sang màu héo, rụng và thiếu sức sống.
Nguyên nhân chủ yếu khiến Lưỡi hổ bị rụng lá đa phần là do chăm sóc cây không đúng cách. Cây có thể bị héo lá do thiếu nước, ánh sáng, phân bón, hoặc thậm chí là do bị côn trùng hoặc sâu bệnh tấn công.
Lưỡi hổ bị héo lá do thiếu nước
Lưỡi hổ thường bị héo lá do thiếu nước, là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi thiếu nước, rễ cây lưỡi hổ không hoạt động hiệu quả, không thể hút đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho lá, dẫn đến tình trạng lá héo. Tuy nhiên, hiếm khi cây lưỡi hổ bị bệnh do thiếu nước, vì đây là loại cây cảnh khá khỏe và chịu đựng tốt trong điều kiện khô hanh.
Do đó, nếu lá lưỡi hổ bị héo, nguyên nhân lớn nhất có thể là do thiếu nước kéo dài. Đặc biệt, với những người bận rộn, thường xuyên đi công tác, du lịch hoặc không có ai chăm sóc cây, cây lưỡi hổ có thể bị thiếu nước nghiêm trọng.
Cây lưỡi hổ bị bám rễ
Bám rễ là tình trạng phổ biến đối với nhiều loại cây, đặc biệt là cây Lưỡi hổ. Cây bị bám rễ khi chúng phát triển lớn, ra nhiều rễ và vượt quá kích thước của chậu cây. Nếu cây Lưỡi hổ không được thay chậu khi phát triển quá lớn, sẽ dần xuất hiện hiện tượng bám rễ.
Khi các rễ bám chặt vào nhau, cây Lưỡi hổ sẽ gặp khó khăn trong việc hút chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng lá héo. Để giải quyết tình trạng này, phương pháp duy nhất là thay chậu mới có kích thước phù hợp với sự phát triển của cây. Tuy nếu bạn trồng Lưỡi hổ ngoài vườn, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này.
Lưỡi hổ bị thiếu ánh sáng nên bị héo
Ánh sáng là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của cây, và cây Lưỡi hổ không phải là ngoại lệ. Ánh sáng giúp cây Lưỡi hổ quang hợp tốt và cung cấp chất diệp lục để lá luôn xanh tươi. Đặc biệt đối với những loại Lưỡi hổ có thân cao và lá nhiều, cần phải có đủ ánh sáng để giữ cho cây luôn khỏe mạnh.
Mặc dù Lưỡi hổ là cây chịu bóng tốt và có thể được trồng trong nhà, nhưng chúng sẽ phát triển tốt hơn nếu được trồng ngoài trời. Nếu cây Lưỡi hổ được trồng trong bóng râm quá lâu, đôi khi lá sẽ bị héo và cây có thể mất sức sống. Vì vậy, nếu trồng cây Lưỡi hổ trong nhà, nên đặt cây ở vị trí gần cửa sổ hay ban công để cây có đủ ánh sáng.
Nguyên nhân khác
Ngoài 4 nguyên nhân trên khiến cây Lưỡi hổ rụng lá, còn có các nguyên nhân khác. Cây Lưỡi hổ có thể mắc bệnh do bón phân sai cách, có thể là do bón phân quá nhiều hoặc quá ít. Việc bón phân không đúng cách cũng có thể gây lá cháy hoặc héo ở cây Lưỡi hổ. Ngoài ra, sự tấn công của sâu bệnh cũng là một nguyên nhân khác gây héo lá.
Đặc biệt, trong môi trường có độ ẩm cao, sâu bệnh sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và có thể làm cây Lưỡi hổ bị héo lá. Ngoài ra, cây Lưỡi hổ cũng sẽ bị héo lá nếu nhiệt độ môi trường không phù hợp. Lưỡi hổ thích hợp sống trong khoảng nhiệt độ từ 13 – 29 độ C.
Cách xử lý khi lưỡi hổ bị héo lá
Bệnh héo lá ở cây Lưỡi hổ có thể nói là dễ chữa nhất. Đặc biệt, khi phát hiện cây bị héo lá sớm thì việc khắc phục càng dễ dàng. Nếu cây bị héo lá do thiếu ánh sáng hoặc thiếu nước, bạn chỉ cần bổ sung đủ nước và di chuyển cây đến vị trí có ánh sáng tốt là đã giải quyết được vấn đề.
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra xem chậu cây có bị bám rễ không. Nếu cây Lưỡi hổ bị bám rễ, hãy thay chậu và thay đất mới cho cây. Tuy nhiên, đối với cây Lưỡi hổ, thường không cần thay chậu thường xuyên và chỉ cần thay một lần sau vài năm.
Trường hợp nghiêm trọng hơn, cây bị héo lá nên được cắt bỏ ngay phần lá đã chết. Phần lá cây Lưỡi hổ bị héo này nên được loại bỏ vì chúng sẽ không bao giờ mọc lại. Tuy nhiên, cần lưu ý không cắt quá nhiều lá cùng lúc để tránh làm cho cây Lưỡi hổ suy yếu. Bạn có thể đợi cây phát triển lớn hơn trước khi cắt bỏ các lá già bị bệnh.
Những sai lầm cảu bạn khiến cây Lưỡi hổ mắc bệnh
Vì nghĩ rằng cây Lưỡi hổ dễ chăm sóc nên nhiều người thường không để ý đến các yếu tố quan trọng. Quả thực, cây này có sức sống mạnh mẽ, khả năng thích nghi cao và đôi khi “bất tử” trước mọi điều kiện khắc nghiệt. Tuy nhiên, Lưỡi hổ vẫn dễ mắc phải các bệnh thông thường như bệnh thối rễ, rụng lá hay đốm lá…
Nguyên nhân chính gây ra các bệnh này thường là do chăm sóc cây không đúng cách. Để cây phát triển tốt nhất, đầu tiên cần hiểu rõ các đặc tính của cây để tránh những lỗi phổ biến. Lưỡi hổ là loại cây ưa khô, có nhu cầu về ánh sáng, nước và dinh dưỡng rất ít. Đa số cây này có khả năng chịu hạn và chịu lạnh tốt. Tuy nhiên, những loại như Lưỡi hổ mini như Lưỡi hổ vàng Hahnii lại cần ít nắng hơn so với các loại cây có lá cao.
Do đó, việc nắm rõ loại cây mình đang trồng và nhu cầu của chúng là rất quan trọng. Dựa trên đặc tính này, người chăm sóc thường mắc phải các sai lầm cơ bản như:
- Sử dụng đất trồng không phù hợp: Lưỡi hổ không yêu cầu đặc biệt về tính chất đất nhưng cần đảm bảo đất thoáng khí, thoát nước tốt và khô ráo. Sử dụng đất kém thoát nước như đất thịt có thể khiến cây bị úng nước và thối rễ.
- Tưới nước quá nhiều: Lưỡi hổ là loại cây mọng nước nên không cần tưới nước quá nhiều. Cây này thường chỉ cần tưới một lần mỗi tuần là đủ.
- Ánh sáng: Lưỡi hổ thích bóng râm hơn là ánh sáng mạnh. Tuy nhiên, cây có sức chịu đựng tốt nên có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau, từ ngoài trời đến trong nhà. Nhưng nếu là các loại Lưỡi hổ đột biến hay Lưỡi hổ mini, cần đặt ở nơi có ánh sáng nhẹ hơn.
- Bón phân nhiều Nitơ: Lưỡi hổ có nhu cầu dinh dưỡng ít. Việc bón phân nhiều Nitơ có thể làm cây nóng và dẫn đến chết cây.
Lưu ý:
- Nên chọn mua cây Lưỡi Hổ khỏe mạnh, không sâu bệnh.
- Trồng cây trong chậu có lỗ thoát nước tốt.
- Sử dụng đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt.
- Tưới nước cho cây khi đất se mặt.
- Bón phân định kỳ 2-3 tháng/lần.
- Đặt cây ở nơi có ánh sáng phù hợp.
- Cắt tỉa lá già, úa để cây phát triển tốt.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cây lưỡi hổ bị héo lá. Cây xanh 60s mong rằng với những thông tin hữu ích này, bạn có thể chăm sóc tốt cho cây lưỡi hổ của mình, giúp cây luôn xanh tốt, khỏe mạnh và mang lại những giá trị tích cực cho gia đình. Hãy nhớ rằng, việc quan sát và theo dõi tình trạng của cây thường xuyên là chìa khóa để phát hiện sớm các vấn đề và có biện pháp xử lý kịp thời.