Hướng dẫn chăm sóc và phun thuốc trừ sâu cho cây mai

phun thuốc trừ sâu cho cây mai

Cây mai vàng từ lâu đã trở thành biểu tượng quen thuộc của Tết Nguyên Đán tại Việt Nam. Với vẻ đẹp rực rỡ, kiêu sa, mai vàng mang đến cho không gian sống sự ấm áp, sang trọng và tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, để sở hữu những chậu mai vàng đẹp và khỏe mạnh, việc chăm sóc và bảo vệ cây khỏi sâu bệnh là vô cùng quan trọng. Một trong những biện pháp hiệu quả để phòng trừ sâu bệnh cho cây mai đó là phun thuốc trừ sâu cho cây mai.

Chăm sóc cây mai

Cắt tỉa hoa, cành nhánh

Thời gian phù hợp để tiến hành cắt tỉa mai là khoảng mùng 10 tháng giêng âm lịch, chậm nhất là ngày 20. Cắt bỏ hết hoa và nụ để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Tuy nhiên, chỉ nên cắt giữa cuống hoa hoặc cuống nụ và giữ lại cọng đài vì những vị trí này sẽ cho nhiều chồi mới.

Thay đất cho cây

Đất trồng mai nên chọn loại đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng. Tùy theo cách chăm sóc của mỗi người mà có rất nhiều tỉ lệ để trộn hỗn hợp đất trồng mai với các loại giá thể như: xơ dừa, trấu sống, đất thịt kết hợp thêm với một lượng 10 – 15% phân hữu cơ (phân bò, phân trùn quế, phân gà nhật…) theo lượng đất tương ứng trong chậu để cung cấp nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho đất.

Phân bón cho mai

Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển mà chọn loại phân bón phù hợp cho cây. Tuy nhiên phân hữu cơ trùn quế là loại phân có thể sử dụng cho cây ở mọi giai đoạn, với hàm lượng dinh dưỡng đồng đều bổ sung những khoáng chất cần thiết cho cây giúp hệ rễ của cây phát triển khỏe, tăng sức đề kháng, hạn chế được một sô bệnh về rễ và kháng lại được nhiều bệnh hại trên cây.

Xem thêm:  Nguyên Nhân Cây Bị cháy Lá Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Một số loại sâu bệnh hại cần được phòng trừ cho cây mai sau tết

phun thuốc trừ sâu cho cây mai
phun thuốc trừ sâu cho cây mai

Bọ trĩ

Sau tết thời tiết nắng ấm cũng là thời điểm mai bắt đầu nảy chồi, ra lá non tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh hại phát triển đặc biệt là bọ trĩ.

Bọ trĩ còn gọi là “rầy lửa” hay “bù lạch” có thân mình rất nhỏ thường xuất hiện từng đám nhỏ gây hại ở các lá non, chồi non của cây. Bọ trĩ chủ yếu gây hại vào ban đêm, chúng hút nhựa và cắn phá lá no, ban ngày chúng tụ lại thành nhóm trú ngụ ở mặt dưới lá non nên rất khó phát hiện. Chỉ khi nào quan sát thấy chồi, lá non bị quăn queo, khô héo thì mới phát hiện được chúng.

Vì thế, cách tốt nhất là phải phòng ngừa bọ trĩ tấn công ngay từ lúc cây vừa bắt đầu đâm chồi, ra lá non. Có thể sử dụng các loại thuốc chuyên trị bọ trĩ như: Radiant, Confidor, Yamida…với liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì của sản phẩm, các lần phun cách nhau 7 đến 10 ngày. Trường hợp cây đã bị gây hại tương đối nặng các lần phun có thể dầy hơn và cần luân phiên các gốc thuốc khác nhau vì bọ trĩ rất dễ kháng thuốc.

Sâu đục thân

Sâu đục thân là loài sâu nhỏ, nhưng chính nó là nỗi ám ảnh lớn đối với người trồng mai. Vì khi phát hiện ra sự hiện diện của sâu đục thân thì cây lúc này bộ phận mà sâu gây hại đã không còn cứu vãn được nữa.

Xem thêm:  Xử Lý Ra Hoa Bằng KNO3: Giải pháp kích thích ra hoa an toàn và hiệu quả

Sâu đục thân có thể gây hại bất cứ lúc nào vì thế cần phải phòng ngừa cho cây ngay từ lúc đầu. Thông thường có thể sử dụng thuốc trừ sâu Regent để rải gốc 1 năm 2 lần, lần 1 vào tháng giêng âm lịch sau khi thay đất cho mai khoảng 15 đến 20 ngày và lần 2 là vào tháng 6 âm lịch. Khi cây bị gây hại tiến hành cắt bỏ và tiêu hủy cành nhánh đã bị hại sau đó có thể sử dụng các loại thuốc như: motox 5EC, SK Enpray 99… để tiếp tục phòng và trị.

Sâu nái

Sâu nái là loại sâu chuyên ăn lá non và đọt non của cây mai, làm cây mất sức, giảm đà sinh trưởng, làm mất thẩm mỹ. Ban ngày, sâu nái nằm ẩn mình phía dưới lá nếu không quan sát kỹ sẽ khó phát hiện ra chúng. Chỉ ban đêm tối trời chúng mới bò ra để ăn trụi các lá non và đọt non của cây mai.

Sâu nái thường chỉ xuất hiện vào thời điểm cây ra chồi lá non sau tết, vì thế cần có các biện pháp phòng trừ kịp thời. Có thể sử dụng các loại thuốc như: Su 35, Cóc tía, Haihamec… để phun phòng và trị sâu cho cây.

Các loại bệnh do nấm

Các loại bệnh do nấm thường xuất hiện và gây hại trên cây mai như: nấm hồng, đốm đồng tiền, cháy lá, đốm lá, rỉ sắt…cần được phun thuốc phòng ngừa thường xuyên định kỳ. Có thể sử dụng các loại thuốc gốc đồng, thuốc trị nấm như: coc85, antracol, nativo…để phòng và trị định kỳ 7 đến 10 ngày 1 lần, phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Xem thêm:  Cây mới trồng có nên tưới nước không? Nên hay không?

Hướng dẫn phun thuốc trừ sâu cho cây mai

phun thuốc trừ sâu cho cây mai
phun thuốc trừ sâu cho cây mai

Chuẩn bị

  • Thuốc trừ sâu: Lựa chọn loại thuốc phù hợp với loại sâu bệnh đang tấn công cây mai. Tham khảo ý kiến của các cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật uy tín để được tư vấn cụ thể.
  • Bình xịt: Sử dụng bình xịt có đầu phun sương để phun thuốc đều lên lá và thân cây.
  • Nước: Pha thuốc theo hướng dẫn trên bao bì và sử dụng nước sạch, không có tạp chất.
  • Găng tay, khẩu trang: Sử dụng dụng cụ bảo hộ để tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu.

Thời điểm phun

  • Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát, khi trời râm mát, ít gió.
  • Tránh phun thuốc khi trời nắng nóng hoặc trời mưa vì thuốc dễ bị phân hủy hoặc trôi đi.

Cách phun

  • Phun ướt đẫm cành, lá và thân cây.
  • Tránh phun trực tiếp vào hoa và nụ hoa.
  • Sau khi phun, tưới nhẹ lại cho cây.

Lưu ý:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi pha và phun thuốc.
  • Không pha thuốc quá liều lượng vì có thể gây hại cho cây và môi trường.
  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Rửa tay sạch sau khi sử dụng thuốc.

Một số loại thuốc trừ sâu phổ biến cho cây mai

  • Bọ trĩ: Karate 2.5 EC, Supracide, Biđan
  • Rệp sáp: dầu neem, Confidor, Admire
  • Sâu ăn lá: Regent, Sherpa, Dipterex
  • Nấm bệnh: Mancozeb, Topsin M, Copper B

Lời kết

Phun thuốc trừ sâu cho cây mai là một việc làm cần thiết để bảo vệ cây khỏi các loại sâu bệnh và giúp cây phát triển khỏe mạnh, cho hoa đẹp. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng và thời điểm để đảm bảo an toàn cho người và môi trường. Đừng quên theo dõi Cây Xanh 60s để cập nhật những bài viết mới nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *